Người Phú Thọ
  • Trang chủ
  • Văn hóa
  • Giáo dục
  • Xã hội
  • Đời sống
  • Sức khỏe
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Thể thao
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn hóa
  • Giáo dục
  • Xã hội
  • Đời sống
  • Sức khỏe
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Thể thao
Không có kết quả
View All Result
Người Phú Thọ
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ Văn hóa

Thiên Cổ Miếu – Ngôi đền tri ân thầy giáo thời Hùng Vương

14/06/2020
- Văn hóa
Share on FacebookShare on Twitter

Thiên Cổ miếu nằm trong quần thể di tích Đình – Đền – Lăng (mộ) tại thôn Hương Lan xưa. Ngày nay thuộc xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền đã trải qua qua hơn 2000 năm lịch sử. Là một bằng chứng về văn hoá giáo dục và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thời Lạc Việt.

Thiên Cổ miếu là nơi thờ một người tương truyền là thầy giáo thời Hùng Vương. Mặc dù những chứng tích lịch sử còn lại không nhiều. Nhưng có thể nói đây là chứng tích về thầy giáo cổ xưa nhất của nước Việt ta.

Thiên Cổ Miếu
Thiên Cổ Miếu – Ngôi đền tri ân thầy giáo thời Hùng Vương

Mục lục nội dung

  • Tấm Ngọc Phả và những huyền tích
  • Nguồn gốc lịch sử của Thiên Cổ Miếu
  • Ý nghĩa tầm vóc của miếu Thiên Cổ
  • Thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương
  • Di tích lịch sử văn hóa của dân tộc

Tấm Ngọc Phả và những huyền tích

Thiên Cổ miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ.

Ngôi miếu cổ này thờ Vũ Thê Lang – một thầy giáo nổi tiếng thời Hùng Vương. Tương truyền ông là người đã có công dạy dỗ hai công chúa của Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Hiện nay vẫn còn giữ được một bản ngọc phả quý. Ngọc phả này được viết lần đầu vào năm Hồng Phúc thứ 2 (1573) đời vua Lê Anh Tông, do Đông Các học sĩ Nguyễn Bính biên soạn. Ngọc phả này đã ghi chép lại nguồn gốc của ngôi miếu cổ.

“Vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch (Hải Dương) có vợ chồng Vũ Công, dòng dõi thi thư. Nguyên văn là: “thi thư sử thế hiếu đễ trì gia”. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút. Hai người lần tìm về đô thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học. Dân làng đã cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ.

Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang tìm về người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn – Kinh Bắc. Nguyễn Công đã gả cho Thê Lang người con gái của mình là Nguyễn Thị Thục – một cô gái nết na, thạo nghề tơ tằm canh cửi.

Khi cha mẹ qua đời, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học. Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi. Tiếng lành đồn xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực nên ông giáo Vũ Thê được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa”.

Nguồn gốc lịch sử của Thiên Cổ Miếu

Ngọc phả ghi rõ: “Năm Mậu Ngọ (303 TCN), ngày mồng 9 tháng giêng, bà Thục sinh người con trai đầu lòng. Hai năm sau, bà sinh thêm hai người con trai nữa (song sinh). Cả ba anh em họ Vũ đều được ông bà giáo đặt tên là Rô (do trước ngày sinh anh cả, bà Thục bắt được một giỏ cá rô ở Đầm Đáu – chuyện dân gian – người Hương Lan truyền kể). Ba người con của thầy giáo từ nhỏ đã khôi ngô tuấn tú, thông minh hơn người, vừa học giỏi văn vừa thạo nghề võ”.

Nhưng các con chưa kịp trưởng thành thì hai ông bà đã bất ngờ tạ thế (không ốm mà mất) vào cùng một ngày: Ngày mồng 2 tháng 2 năm Quý Dậu (288 TCN). Ba con trai cùng các học trò và dân trong thôn trang làm lễ chôn cất rồi dựng miếu thờ.

Đến tuổi thành niên, cả ba anh em đều được vua Hùng thứ 18 tuyển dụng làm vệ sĩ. Phong chức Đô sĩ và đặt cho cả ba anh em “tiểu danh” là chàng Chấu.

Về sau, do có nhiều công lao trong việc bảo vệ vua Hùng. Ba vị Đô sĩ được nhà vua phong chức “Hạ hầu tướng quân”. Cuối thời Hùng Vương thứ 18, vua Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán (cháu ngoại họ Hùng).

Vua Thục Phán (An Dương Vương) thu nhận tất cả quan chức đương nhiệm thời Hùng Duệ Vương đưa về Cổ Loa (kinh đô nước Âu Lạc) để sử dụng. Do không phục vua mới (Thục Phán nhiều lần gây cảnh binh đao, chiến tranh Hùng Thục…) nên ba anh em Vũ Rô từ quan, trở về Hương Lan, nơi chôn nhau cắt rốn rồi cùng quyên sinh ở Đầm Đáu.

Nghe tin này, An Dương Vương rất cảm phục lòng trung nghĩa của ba vị Hạ Hầu Tướng Quân. Vua Thục liền lấy tiểu danh của ba vị là chàng Chấu để phong “Đại Vương Thần”. Sai dân sở tại lập đền miếu phụng thờ, coi là Thành Hoàng Làng. Đình thờ ba vị Đại Vương Thần và lăng (mộ) Đại Vương ở đồi bên cạnh ngôi miếu thờ hai vị phụ mẫu.

Đến nay, ngôi mộ của hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang vẫn còn ở trong Đền Thiên Cổ, được nhân dân giữ gìn và bảo vệ cẩn thận.

Ý nghĩa tầm vóc của miếu Thiên Cổ

Thiên Cổ Miếu nằm ẩn mình dưới hai cây Táu cổ thụ ngàn năm tuổi. Gốc to đến năm, sáu người ôm không xuể. Dù chỉ có một gian nhưng ngôi đền khiến khách qua đường không thể không chú ý bởi nét trầm mặc, vẻ cổ kính.

Bên trong miếu, chính giữa là bức hoành phi vời dòng chữ đại tự: Thiên cổ miếu, nghĩa là miếu có từ ngàn xưa. Hai bên là đôi câu đối:

Hùng lĩnh trung chi thắng tích
Nam thiên chính khí linh từ

Tạm dịch:

– Di tích ở Hùng Lĩnh (Đền Hùng) là trung tâm của cả nước không nơi nào sánh nổi.
– Chính miếu này là khí thiêng cả trời Nam. (Nên hiểu trí tuệ là cái tinh tuý là linh khí tiêu biểu của cả nước Nam).

Câu đối này đã nêu bật ý nghĩa, vị trí tầm vóc của ngôi miếu.

Bia đá tại Thiên Cổ Miếu
Dấu thích Thầy giáo và Học sinh thời đại Hùng Vương

Thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương

Trong Thiên Cổ Miếu, trên bệ cao là hai pho tượng, sơn son thếp vàng. Đó là tượng nhà giáo Vũ Thê Lang và vợ của thầy là Nguyễn Thị Thục. Dưới là hai pho tượng nhỏ hơn, đầu đội mũ lông chim công: Ngọc Hoa công chúa, Tiên Dung công chúa, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. Đây là hai học trò yêu quý nhất của ông bà.

Thấp hơn nữa là hai pho tượng nhỏ: Tiên đồng, Ngọc nữ theo hầu hai công chúa. Trong miếu có ba bát hương cổ bằng đất nung, hoa văn đẹp, giống hoa văn khắc trên trống đồng.

Tượng thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang

Như vậy ngay ở thời Hùng Vương thứ 18 đã có gia đình hai đời dạy học. Cha dạy học con cũng dạy học, lấy nghề dạy học làm nghề chính. Thầy giáo Vũ Thê Lang ra đời dạy học, dạy cho đến hơi thở cuối cùng. Ông chẳng những dạy con em thường dân mà còn dạy cả con Vua Hùng Huệ Vương.

Còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Thục, tại sao cũng được thờ ở Thiên Cổ Miếu? Có phải chồng được tạc tượng thờ thì vợ cũng được thờ?

Bà Nguyễn Thị Thục vốn là con gái Kinh Bắc, thạo nghề tầm tang cảnh cửi. Bà về đất Hương Lan dạy hai công chúa và dân làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Nghề này đã lan toả khắp vùng. Phát triển rực rỡ, tồn tại hàng ngàn năm, nuôi sống cả đời người.

Không những thế trong Ngọc phả khẳng định: Hai vợ chồng cả đời ra sức làm điều nhân nghĩa. Nguyên văn là: “lực hành nhân nghĩa, gia tư phong hậu”. Rõ ràng vợ chồng nhà giáo Vũ Thê Lang đã nêu cao tấm gương sáng về đạo đức, là nhà giáo mẫu mực, là “khuôn vàng thước ngọc”. Cho nên nhân dân tôn vinh, dựng miếu thờ một người dạy chữ, một người dạy nghề, cả hai đều được quý trọng như nhau.

Thiên Cổ Miếu là bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương. Ông cha ta rất coi trọng thầy giáo, coi trọng giáo dục đào tạo những người hiến tài cho Đất nước. Vì “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Đồng thời nêu cao đạo lý: Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa.

Di tích lịch sử văn hóa của dân tộc

Thiên cổ miếu là di tích lịch sử độc đáo thờ người thầy dạy học thời Hùng Vương ngay chốn kinh đô Văn Lang. Trải qua hơn 2000 năm mà vẫn tồn tại đến ngày nay. Đây là một bằng chứng về lịch sử văn hoá giáo dục và văn minh Lạc Việt.

Thiên Cổ Miếu được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1999. Được cấp bằng chứng nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 2003.

Mới đây Thiên cổ miếu được đầu tư, xây dựng khang trang, khoáng đạt hơn xưa nhiều. Bắt đầu từ năm 2007 gọi là Đền Thiên Cổ.

Hai cây Táu cổ thụ trước cửa miếu cũng được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam năm 2012.

Đền Thiên Cổ
Đền Thiên Cổ – Di tích lịch sử văn hóa của dân tộc

Những chứng tích quý giá còn lại trong đền như sắc phong, ngọc phả, tượng thầy giáo, cô giáo, tượng hai cô học trò: Tiên Dung – Ngọc Hoa với hai thị nữ theo hầu… luôn được chính quyền địa phương và những người trông coi ngôi đền gìn giữ như báu vật.

Với những giá trị về lịch sử, văn hoá, đền Thiên Cổ miếu không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan, mà còn là một di tích văn hóa có giá trị của dân tộc. Đây là địa chỉ tâm linh, để du khách thể hiện tấm lòng thành kính trước người có công với giáo dục nước nhà. Cũng như thể hiện sự quan tâm đặc biệt với sự học và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

NguoiPhuTho.com – Tổng hợp

Tags: Hùng Duệ VươngThành phố Việt TrìThầy giáo Vũ Thê LangThời đại Hùng VươngThôn Hương LanVua Hùng Vương thứ 18Xã Trưng Vương
Hội đồng hương Phú Thọ

Hội đồng hương Phú Thọ

Chia sẻ thông tin mới nhất về Người Phú Thọ ở khắp 5 châu.

Bài viết mới

Nhà xe Gia Nguyễn - Xe Limousine Thanh Thủy - Hà Nội
Xe khách Phú Thọ

Nhà xe Gia Nguyễn – VIP Limousine Thanh Thủy – Hà Nội

- Hội đồng hương Phú Thọ
28/08/2022

Nhà xe Gia Nguyễn chuyên cung cấp dịch vụ xe Limousine tuyến Thanh Thủy đi Hà Nội và ngược lại....

Đọc thêm
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ

Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ

23/08/2022
Phú Thọ: Lũ cuốn trôi trụ cầu mới khánh thành chưa đầy 2 tháng

Phú Thọ: Lũ cuốn trôi trụ cầu mới khánh thành chưa đầy 2 tháng

23/08/2022
'Hoa khôi cầu lông' Nguyễn Thuỳ Linh thắng ngoạn mục ở giải thế giới

‘Hoa khôi cầu lông’ Nguyễn Thuỳ Linh thắng ngoạn mục ở giải thế giới

22/08/2022
Tài xế côn đồ hành hung người đi xe máy vì không chịu nhường đường

Phú Thọ: Tài xế côn đồ hành hung người đi xe máy vì không chịu nhường đường

22/08/2022
Phú Thọ: Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở, nhấn chìm hoa màu

Phú Thọ: Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở, nhấn chìm hoa màu

22/08/2022
Nông dân Phú Thọ khởi nghiệp nuôi dúi

Phú Thọ: Nuôi con ăn đêm, ngủ ngày, không cần uống nước, thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm

21/08/2022
Học sinh Phú Thọ đạt giải Nhất Hội thi Tin học trẻ toàn quốc

Học sinh Phú Thọ đạt giải Nhất Hội thi Tin học trẻ toàn quốc

21/08/2022
Từ nữ thủ khoa đầu vào Trường Đại học Hùng Vương đến thủ lĩnh sinh viên đa thành tích

Từ nữ thủ khoa đầu vào Trường Đại học Hùng Vương đến thủ lĩnh sinh viên đa thành tích

19/08/2022
Phú Thọ: Bắt giữ "nữ quái" bị truy nã đang lẩn trốn trong TP.HCM

Phú Thọ: Bắt giữ “nữ quái” bị truy nã đang lẩn trốn trong TP.HCM

19/08/2022
Người Phú Thọ

© 2019 NguoiPhuTho.com - Hội đồng hương Phú Thọ

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Ban liên lạc
  • Bảo mật
  • Liên hệ

Liên kết

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn hóa
  • Giáo dục
  • Xã hội
  • Đời sống
  • Sức khỏe
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Thể thao

© 2019 NguoiPhuTho.com - Hội đồng hương Phú Thọ