Là người con đất Việt, không ai là không biết đến đền Hùng. Không chỉ nổi tiếng với không gian hùng vĩ, hoang sơ mà đền Hùng còn được biết đến là nơi có kiến trúc độc đáo. Có thể bạn đã biết rất nhiều về đền Hùng, nhưng bạn có bao giờ tìm hiểu đền Hùng có bao nhiêu bậc đá không? Thông tin các bậc đá trong kiến trúc của đền Hùng sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ và thú vị đấy nhé!
Giới thiệu về đền Hùng
Đền Hùng là khu di tích lịch sử Quốc gia. Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu xưa. Ngày nay là thôn Cổ Tích xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Kiến trúc đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Kiến trúc đền Hùng tạo thành một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Tạo cảm giác yên bình, thư thái trong tâm hồn cho bất cứ ai đã từng đặt chân tới nơi đây.
Đền Hùng có độ cao 175m so với mực nước biển. Ngày xưa, đền Hùng là khu vực trung tâm của nhà nước Văn Lang. Phía Đông của dãy núi là các quả đồi trùng điệp. Vùng đất này là một quần thể tập hợp nhiều sông ngòi, ao hồ. Nhìn từ xa, khách du lịch thập phương sẽ nhìn thấy đền Hùng như một con rồng lớn hướng về phía Nam. Phần mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi còn có những quả đồi nằm san sát nhau. Phía đông của núi là dãy Tam Đảo chập trùng.
Đứng trên đỉnh núi cao, bạn sẽ được nhìn một bức tranh thiên nhiên bao la, rộng mênh mông, sơn thủy hữu tình. Cũng theo tương truyền, vua Hùng đã chọn nơi đây là mảnh đất đóng đô.
Lịch sử xây dựng Kiến trúc đền Hùng
Theo bước chân đồng bào khắp cả nước hành hương về Đất Tổ. Trước cửa “Điện thờ trời trên đỉnh Nghĩa Lĩnh”, nơi khi xưa Vua Hùng cùng các tướng lĩnh thực hiện những nghi lễ tế trời, tế thần núi của cư dân nông nghiệp. Ngày nay là nơi con cháu Lạc Hồng thể hiện lòng tôn kính tiên tổ mỗi dịp viếng thăm.
Con đường lên núi được khai mở năm 1913 (năm Duy Tân thứ 7), khánh thành năm 1914. Trên bia đá đặt tại Gác chuông chùa Thiên Quang có ghi lại việc “Sửa đường lên núi Hùng” cho biết đường bậc lên núi được tu sửa và hoàn thành ngày 1/11/1917, do gia đình bà Lê Thị Chại ở Bắc Ninh công đức tiền xây dựng.
Hành trình dâng hương, thăm quan, tìm hiểu về đền Hùng sẽ đưa các bạn dần dần khám phá ra những điều mới lạ hơn, những bí ẩn lịch sử ít người biết về nơi này.
Đền Hùng được trùng tu trong 6 năm từ 1917 – 1922
Di tích đền Hùng được ghi chép trong rất nhiều cuốn sách. Những tài liệu này vẫn được sử dụng để nghiên cứu cho đến ngày nay. Trong những tài liệu này có nói, đền Hùng được trùng tu trong 6 năm liền từ 1917- 1922.
Nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ đã cung tiến tiền để cải tạo đền Thượng, Lăng Vua và đền Giếng. Kiến trúc đền Hùng có gì đặc biệt. Cũng theo sử sách ghi lại, nhà tư sản lớn thời đó là Nghĩa Lợi đã cung tiến 1.000 đồng tiền Đông Dương để xây hệ thống 539 bậc.
Bậc đá được trùng tu lại nhiều lần. Những bậc thang lên xuống tại các Đền của khu di tích được thay thế bằng toàn bộ đá xây, đá lát, đá bỏ vía. Đá được sử dụng để xây dựng bậc thang chính là loại đá Hải Lựu bằng đá granite Bình Định . Đá này được tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp. Trải qua nhiêu năm, không phải ai cũng biết được số lượng chính xác về các bậc đá. Vậy thực sự đền Hùng có bao nhiêu bậc đá?
Đền Hùng có bao nhiêu bậc đá?
Các bậc đá tại Đền Hùng được phân chia cụ thể như sau:
Đại môn (cổng đền) là điểm bắt đầu trước khi bước vào đền Hùng. Cổng đền bắt đầu được xây dựng vào năm 1917. Tầng 1 của cổng đền có bức đại tự: Cao Sơn Cảnh Hành (lên núi cao nhìn xa rộng).
- Từ cổng đền lên tới đền Hạ và chùa Thiên Quang có 225 bậc đá. Ngôi đền này được người dân làng Vi Cương, Chu Hóa, Lâm Thao xây dựng vào thời Hậu Lê. Còn chùa Thiên Quang được nhân dân xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII – XIV). Chùa Thiên Quang có một quả chuông nặng khoảng 1 tấn cùng ba tấm bia đá ghi công đức à các việc trùng tu sửa đường lên núi Hùng và bài ký ghi lại việc trùng tu chùa Thiên Quang từ năm 1844 đến 1850. Bên cạnh chùa Thiên Quang là đền Hạ. Đền Hạ với kiến trúc nổi bật là hình lục giác. Trước cửa đền có trồng một cây thiên tuế, có khắc dòng chữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Tiếp tục từ đền Hạ, du khách sẽ leo tiếp 168 bậc để tới đền Trung. Đền này có tên chữ “Hùng Vương Tổ Miếu”. Ngày xưa, các vua Hùng thường bàn việc dân, việc nước tại đây. Cũng theo truyền thuyết, Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày tại khu đền này.
- Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá sẽ đến đền Thượng – nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là “Kính Thiên lĩnh điện” (Ðiện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền rằng, vua Hùng thường tổ chức các nghi lễ quan trọng tại đây.
Như vậy, từ Cổng Đền trải qua bốn trăm chín mươi lăm (495) bậc chúng ta sẽ đến đền Thượng.
Tuyến đường từ Đền Thượng xuống đền Giếng được mở từ năm 1990, do nhà nước đầu tư kinh phí. Trải qua nhiều cuộc trùng tu, sửa chữa, Đền Hùng có diện mạo như ngày nay, con đường lên xuống núi cũng khang trang, dễ dàng cho người đi lại hơn. Từ đền Thượng sẽ trải qua 617 bậc đá để tới ngôi đền Giếng, nơi thờ hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa – hai con gái của Hùng Vương thứ 18.
Ngoài các đền này, đền Hùng còn có Lăng Hùng Vương, cột đá,… cùng nhiều công trình gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Bạn có nhiều cơ hội khám phá nét đặc sắc về kiến trúc của đền Hùng.
Với những thông tin này bạn đã biết được đền Hùng có bao nhiêu bậc đá chưa? Trải qua nhiều năm, số liệu có thể không chính xác do đền Hùng đã trải qua quá trình cải tạo nhiều lần nên số lượng có thể nhiều hơn. Khám phá các bậc đá của đền Hùng, bạn sẽ được hiểu sâu sắc hơn về lịch sử của khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt này. Đền Hùng còn rất nhiều điều hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá trong những bài viết sau của Người Phú Thọ!